Đại Học Toán K9
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đại Học Toán K9

Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập


Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo ChâuXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Sat Oct 23, 2010 9:55 pm
Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_06
Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_01Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_02_newsGiải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_03
Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_04_newmaths_bxqGiải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_06_news
Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_07Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_08_newsGiải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_09
[Thành viên] - maths_bxq
Thành viên BQT
Thành viên BQT
Tổng số bài gửi : 40
Points : 68
Được cám ơn : 0
Bị dụ dỗ ngày : 20/10/2010
Age : 33
Đến từ : Ninh Binh

Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Vide
Bài gửiTiêu đề: Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu

Tiếp theo, mình muốn giới thiệu cho mọi người danh sách những người từng được giải thưởng Fields qua các kì Đai hội và bản đánh giá của Liên đoàn Toán học Thế giới khi trao giải Fields cho GS. Ngô Bảo Châu...


1. Trong những năm 1960 và 1970 Robert Langlands đã phát biểu những cơ sở khác nhau thống nhất những nguyên lý và phỏng đoán (conjectures) liên quan đến các dạng tự đồng cấu trong các nhóm khác nhau, các biểu diễn Galois và các hàm L. Điều đó dẫn tới những vấn đề mà ngày hôm nay chúng ta gọi chung là Chương trình Langlands.

Công cụ chủ yếu trong việc chứng minh một số trường hợp của những phỏng đoán này là công thức vết và trong khi áp dụng công cụ đó nhằm đáp ứng những mục đích kể trên, xuất hiện khó khăn trung tâm ngăn cản các nhà toán học: chứng minh sự đồng nhất (Identities) tự nhiên trong giải tích điều hòa (Harmonic Analysis) với các nhóm địa phương (local) cũng như các nhóm liên quan tới các đối tượng của hình học số (Arithmetic Geometric). Vấn đề này được biết đến với tên gọi Bổ đề Cơ bản. Sau nhiều tiến bộ với một loạt nghiên cứu vào năm 2004. Laumon và Ngô đã chứng minh được bổ đề cơ bản cho một lớp nhóm riêng, và bây giờ Ngô chứng minh được Bổ đề một cách tổng quát.

Chứng minh kiệt xuất của Ngô cho những dự báo rất quan trọng và đã tồn tại rất lâu dài này dựa một phần trong việc đưa những kỹ thuật và đối tượng (objects) hình học mới vào giải tích sophisticated. Thành tựu của ông, nằm trên giao điểm của hình học đại số (Algebraic Geometry),lý thuyết nhóm (Group Theory) và các dạng tự đồng cấu, dẫn tới nhiều tiến bộ có tính đột phá trong chương trình Langlands cũng như trong các lĩnh vực liên quan tới chương trình này.


2. Giải thưởng Fields do nhà toán học Canada John Charles Fields sáng lập lần đầu được trao vào năm 1936 và từ năm 1950 được trao đều đặn. Mục đích của giải thưởng là sự công nhận và hỗ trợ các nhà toán học trẻ đã có những đóng góp quan trọng cho toán học. Sau đây là danh sách 52 nhà toán học từng đoạt giải Fields:

2010: Elon Lindenstrauss (Israel), Ngô Bảo Châu (Việt Nam), Stalislav Smiarnov, (Thụy Sĩ) và Cedric Villani (Pháp)
2006: Terence Tao (Úc/Mỹ), Grigori Perelman (Nga), Andrei Okounkov (Nga/Mỹ), Wendelin Werner (Pháp)
2002: Laurent Lafforgue (Pháp), Vladimir Voevodsky (Nga/Mỹ)
1998: Richard Ewen Borcherds (Anh), William Timothy Gowers (Anh), Maxim Kontsevich (Nga), Curtis T. McMullen (Mỹ)
1994: Efim Isakovich Zelmanov (Nga), Pierre-Louis Lions (Pháp), Jean Bourgain (Bỉ), Jean-Christophe Yoccoz (Pháp)
1990: Vladimir Drinfeld (Liên Xô), Vaughan Frederick Randal Jones (New Zealand), Shigefumi Mori (Nhật Bản), Edward Witten (Mỹ)
1986: Simon Donaldson (Anh), Gerd Faltings (Tây Đức), Michael Freedman (Mỹ)
1982: Alain Connes (Pháp), William Thurston (Mỹ), Shing Tung Yau (Trung Quốc/Mỹ)
1978: Pierre Deligne (Bỉ), Charles Fefferman (Mỹ), Grigory Margulis (Liên Xô), Daniel Quillen (Mỹ)
1974: Enrico Bombieri (Ý), David Mumford (Mỹ)
1970: Alan Baker (Anh), Heisuke Hironaka (Nhật), Sergei Petrovich Novikov (Liên Xô), John Griggs Thompson (Anh)
1966: Michael Atiyah (Anh), Paul Joseph Cohen (Mỹ), Alexander Grothendieck (Pháp), Stephen Smale (Mỹ)
1962: Lars Hörmander (Thụy Điển), John Milnor (Mỹ)
1958: Klaus Roth (Anh), Rene Thom (Pháp)
1954: Kunihiko Kodaira (Nhật Bản), Jean-Pierre Serre (Pháp)
1950: Laurent Schwartz (Pháp), Atle Selberg (Na Uy)
1936: Lars Ahlfors (Phần Lan), Jesse Douglas (Mỹ)




Sat Oct 23, 2010 10:25 pm
Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_06
Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_01Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_02_newsGiải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_03
Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_04_newAdminGiải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_06_news
Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_07Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_08_newsGiải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Bgavatar_09
[Thành viên] - Admin
»♥(¯Administartor¯)♥«
»♥(¯Administartor¯)♥«
Tổng số bài gửi : 127
Points : 381
Được cám ơn : 5
Bị dụ dỗ ngày : 18/10/2010
Age : 33
Đến từ : Niềm đam mê

Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu
https://dhtoank9.4umer.com

hjhj t xin nói thêm về giải thưởng này chút
Giải thưởng Fields là gì?

Giải thưởng Fields là giải thưởng mang tên nhà toán học Canada John Charles Fields được trao 4 năm một lần trong mỗi Đại hội Toán học thế giới kể từ năm 1936 tại Canada cho những nhà toán học dưới 40 tuổi.

Giải thưởng là một huy chương đi kèm với một khoản tiền thưởng là 15.000 đô la Canada tương đương 14.400 USD.

Giới toán học còn gọi đó là Huy chương Fields (Fields Medal), Huy chương Fields được xem là một vinh dự lớn nhất mà một nhà toán học có thể nhận được trong đời.

Nguồn gốc giải thưởng Fields

Nhà toán học
Nhà toán học John Charles Fields.

Giải thưởng Fields được đề xuất bởi John Charles Fields, chủ tịch Ủy ban Đại hội Toán học thế giới năm 1924, ông đã dành số tiền khoảng 47.000 đô la Canada để cống hiến cho quỹ của giải thưởng này.

Ý tưởng của tác giả giải thưởng là nhằm ghi nhận những công trình vừa xuất sắc, vừa sẽ hứa hẹn phát triển tiếp trong tương lai.

“Có lẽ đó là điều đầu tiên khác biệt giữa giải thưởng Fields và giải Nobel: trong khi giải Nobel gần như ghi nhận cống hiến của cả một đời người thì giải Fields nhằm mục đích hướng đến tương lai: vừa tôn vinh thành tựu đạt được, vừa khuyến khích những phát triển tiếp theo(*).

Điều kiện của giải thưởng Fields

Thường được miêu tả như một giải “Nobel của Toán học” nhưng Huy chương Fields ít nhiều có những sự khác biệt về điều kiện nhận giải.

Trong khi giải Nobel được trao không giới hạn tuổi thì Huy chương Fields chỉ được trao cho các nhà Toán học dưới 40 tuổi tính đến ngày 1 tháng 1 của năm nhận giải.

Ngoài ra, Huy chương Fields chỉ được trao 4 năm một lần trong các kỳ Đại hội Toán học Thế giới và trao cho không quá 4 người (trong khi giải Nobel năm nào cũng được trao một lần).

Huy chương Fields

Huy chương được làm bằng vàng có đường kính khoảng 7,5cm, được đúc 4 năm một lần tại Sở Đúc tiền Hoàng gia Canada. Huy chương được thiết kế bởi nhà điêu khắc Tait McKenzie.




Giải thưởng Fields của GS. Ngô Bảo Châu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.
Mong các bạn viết tiếng Việt có dấu.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Đại Học Toán K9 :: Tản Mạn Toán Học-
Bài Viết Mới Bài viết mớiKhông Có Bài Viết Mới Không có bài viết mớiDiễn đàn đã bị khóa Diễn đàn đã bị khóa
Đại Học Toán K9 _ Đại Học Hải Phòng
@ 2010 ĐH Hải Phòng dhtoank9.4umer.com
Hãy cùng nhau vun đắp những kỷ niệm đẹp nhất thời sinh viên
Xem tốt nhất với Firefox và màn hình > 1280x1024
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất