Đại Học Toán K9
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đại Học Toán K9

Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập


Những người quyền lực nhất thế giới 2010Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Fri Nov 12, 2010 8:31 pm
Những người quyền lực nhất thế giới 2010 Bgavatar_06
Những người quyền lực nhất thế giới 2010 Bgavatar_01Những người quyền lực nhất thế giới 2010 Bgavatar_02_newsNhững người quyền lực nhất thế giới 2010 Bgavatar_03
Những người quyền lực nhất thế giới 2010 Bgavatar_04_newdaongocthuongNhững người quyền lực nhất thế giới 2010 Bgavatar_06_news
Những người quyền lực nhất thế giới 2010 Bgavatar_07Những người quyền lực nhất thế giới 2010 Bgavatar_08_newsNhững người quyền lực nhất thế giới 2010 Bgavatar_09
[Thành viên] - daongocthuong
Thành viên BQT
Thành viên BQT
Tổng số bài gửi : 228
Points : 581
Được cám ơn : 2
Bị dụ dỗ ngày : 21/10/2010
Age : 33

Những người quyền lực nhất thế giới 2010 Vide
Bài gửiTiêu đề: Những người quyền lực nhất thế giới 2010

Trong số 6,8 tỷ người trên thế giới, Forbes đã lập ra danh sách 68 nhân vật quyền lực nhất gồm các nguyên thủ quốc gia, thủ lĩnh tôn giáo, doanh nhân vì theo nhiều cách, những người trên đã khuất phục thế giới bằng ý chí của họ.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đứng đầu danh sách những người có quyền lực nhất thế giới trong năm 2010, trước một bậc so với Tổng thống Mỹ Barack Obama, theo xếp hạng của Tạp chí uy tín Forbes (Mỹ).


Việc chọn ông Hồ Cẩm Đào là người có quyền lực nhất vì nhà lãnh đạo 67 tuổi này nắm quyền lực tối cao ở một nước hơn 1,3 tỷ dân, chiếm 1/5 dân số toàn thế giới… Trong bài nhận xét của mình, các biên tập viên của Forbes đánh giá rằng ông Hồ Cẩm Đào là "một chính trị gia quyền năng hơn bất cứ người nào trên thế giới".



Ông Obama bị Forbes hạ xuống một bậc so với danh sách năm ngoái vì đảng Dân chủ của ông vừa bị thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ để mất quyền kiểm soát Hạ viện vào tay đảng Cộng hòa và chật vật trong việc giữ quyền kiểm soát Thượng viện.


Đứng thứ ba là nhà vua Ảrập Abdullah al Saud. Ông được mô tả là "nhà trị vì tối cao của quốc gia ở sa mạc nắm giữ nguồn trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới và hai nơi linh thiêng nhất của Hồi giáo". Tiếp theo là Thủ tướng Nga Putin và Giáo hoàng Benedict XVI.


Hai người phụ nữ trong top 10 người quyền lực là Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch đảng Quốc đại Ấn Độ Sonia Gandhi. Bà Sonia Gandhi, Chủ tịch Đảng Quốc đại lãnh đạo Liên minh tiến bộ thống nhất (UPA) cầm quyền ở Ấn Độ đứng vị trí thứ 9, trong khi Thủ tướng nước này, ông Manmohan Singh được xếp vị trí thứ 18. Người giữ vị trí thứ 10 trong danh sách là ông trùm IT Bill Gates.
Danh sách những người quyền lực nhất thế giới năm 2010: Hồ Cẩm Đào và cuộc "soán ngôi" ngoạn mục

Đáng chú ý nhất trong bản danh sách quyền lực năm nay là sự soán ngôi ngoạn mục ở vị trí nhân vật số một - vị trí được coi như "trung tâm quyền lực thế giới". Năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không còn giữ được vị trí số một...

Trong danh sách 68 nhân vật quyền lực nhất thế giới năm 2010 do tạp chí nổi tiếng Forbes vừa công bố, phần lớn đều là những người nổi tiếng mà hầu hết mọi người đã biết. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất trong bản danh sách quyền lực năm nay là sự soán ngôi ngoạn mục ở vị trí nhân vật số một - vị trí được coi như "trung tâm quyền lực thế giới". Năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không còn giữ được vị trí số một, mà buộc phải nhường chỗ cho Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào - người đứng đầu đất nước có tới hơn 1,3 tỷ dân.


Theo bình chọn của Tạp chí Forbes, ông Hồ Cẩm Đào - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Trung Quốc đã qua mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama để trở thành nhân vật quyền lực nhất thế giới năm 2010. Trong bài viết đăng trên Tạp chí Forbes, các biên tập viên của tờ báo danh tiếng này đánh giá: "Ông Hồ Cẩm Đào hiện là "một chính trị gia quyền năng hơn bất cứ ai trên thế giới. Đây là một sự trượt dốc với người giữ vị trí quyền lực số 1 của năm ngoái - ông Obama - sau thất bại để mất quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ vào tay đảng Cộng hòa đối lập trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ vừa qua. Tuy nhiên, ông Obama vẫn có thể hài lòng với vị trí là tổng tư lệnh một đội quân hùng mạnh nhất thế giới, nhà lãnh đạo của nền kinh tế năng động và lớn nhất (về chi tiêu) trên thế giới, cũng như danh hiệu “nhà lãnh đạo của thế giới tự do”.

Đứng thứ 3 trong danh sách 68 người quyền lực nhất thế giới là Quốc vương Saudi Arabia Abdullah bin Abdul Aziz al và thứ 4 là Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Các vị trí tiếp theo trong 10 vị trí quyền lực nhất lần lượt thuộc về Giáo hoàng Benedict XVI, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke, Chủ tịch đảng Quốc đại Ấn Độ Sonia Gandhi và Bill Gates, ông chủ Tập đoàn phần mềm nổi tiếng Microsoft.

Tiêu chí lựa chọn của Forbes

Trong số 6,8 tỷ người trên hành tinh, Tạp chí Forbes đã lập ra danh sách 68 nhân vật quyền lực nhất. Theo Forbes, đây là những nhân vật đã khuất phục thế giới bằng ý chí của họ theo nhiều cách khác nhau. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, 67 tuổi, đứng thứ nhất trong danh sách vì là nhà lãnh đạo chính trị tối cao của nhiều người hơn bất kỳ một lãnh đạo nào khác. Ông Hồ Cẩm Đào cũng đồng thời là người lãnh đạo hơn 1,3 tỷ người, chiếm khoảng 1/5 dân số thế giới. Forbes viết: "Không giống những nhà lãnh đạo đồng cấp phương Tây, ông Hồ Cẩm Đào là người đứng đầu đội quân lớn nhất thế giới về số lượng, là người có thể chuyển hướng các dòng sông, xây dựng các thành phố, thực hiện những sứ mệnh mà không bị bất cứ thế lực nào cản trở. Trung Quốc, bất chấp sức ép của Mỹ và một số nước đòi thay đổi chính sách tiền tệ, gần đây đã vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc cũng sẽ vượt Mỹ để thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 25 năm nữa".

Những cái tên trong danh sách do Forbes lựa chọn được đánh giá là những cá nhân có thể khiến thế giới tuân theo ý muốn của họ. Họ là các nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ tôn giáo, doanh nhân thành đạt, và thậm chí cả tội phạm đang bị truy nã. Để làm được công việc phức tạp là chọn ra 68 trong số 6,8 tỷ người, các biên tập viên của Forbes đã chia quyền lực ra làm 4 loại để áp dụng vào việc đánh giá mỗi cá nhân:

Thứ nhất, người đó có ảnh hưởng đối với nhiều người không? Đối với các nguyên thủ, Forbes dựa trên quy mô dân số; với các lãnh tụ tôn giáo, họ xét số lượng tín đồ; với các doanh nhân thì tiêu chí là số nhân viên; với các trùm truyền thông, đó là số lượng khán/thính/độc giả.

Thứ hai, người đó có nguồn tài chính mạnh mẽ so với những người khác hay không. Điều này có nghĩa là các biên tập viên sẽ xét quy mô GDP đối với lãnh đạo quốc gia; giá trị tài sản của các tỷ phú và quy mô công ty.

Thứ ba, người được xét có thể hiện quyền lực trên nhiều lĩnh vực hay không. Điểm thưởng sẽ được dành cho những cá nhân có thể thể hiện quyền của họ bằng nhiều cách thức. Chẳng hạn, ông Silvio Berlusconi (14) đã nhảy lên nhiều bậc trong danh sách, bởi không chỉ là Thủ tướng Italia, mà còn là một tỷ phú truyền thông và ông chủ CLB bóng đá nổi tiếng AC Milan.

Cuối cùng, Forbes xét đến việc các cá nhân có sử dụng quyền lực của họ một cách tích cực hay không. Vì lý do này mà một số người giàu có nhất thế giới đã không được đưa vào danh sách danh tiếng này.

Con đường quan lộ của Hồ Cẩm Đào

Sinh ngày 21-12-1942 tại Giang Yên, tỉnh Giang Tô, ông Hồ Cẩm Đào từng là sinh viên xuất sắc của trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng ở Thủ đô Bắc Kinh. Nổi tiếng là người có kiến thức cũng như kinh nghiệm quản lý, một thời gian dài ông được phân công công tác ở miền Tây khắc nghiệt của Trung Quốc. Môi trường này đã góp phần tạo nên tính cách thẳng thắn, cùng quyết tâm ủng hộ cải cách và mở cửa của nhà lãnh đạo nổi tiếng này.

Con đường sự nghiệp của ông Hồ Cẩm Đào phản ánh chính sách đào tạo cán bộ trẻ của Trung Quốc. Ông từng là ủy viên trẻ tuổi nhất của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khi được bầu vào Trung ương Đảng năm 1982, lúc đó ông mới 39 tuổi. Ở tuổi 44, ông Hồ Cẩm Đào được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Quý Châu, là một trong những Bí thư tỉnh ủy trẻ nhất Trung Quốc. Ngày 10-12-1988, bạo loạn nổ ra ở Lasha, thủ phủ Khu tự trị Tây Tạng. Hồ Cẩm Đào được cử làm Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng. Ông là nhà lãnh đạo Tây Tạng duy nhất có xuất thân dân sự. Những người tiền nhiệm của ông đều từng kinh qua quân đội. Đây không phải là chuyến du hành đến nóc nhà thế giới như dân du lịch vẫn thường ví von, mà chính là thời gian thử thách cam go nhất trong sự nghiệp chính trị của Hồ Cẩm Đào.

Tình hình ở Lasha đã trực tiếp dẫn đến cuộc “thay máu” lớn của ban lãnh đạo khu tự trị Tây Tạng. Trong tiếng súng, Hồ Cẩm Đào đã lên nhận nhiệm vụ, trở thành vị đại thần đóng ở Tây Tạng nhiệm kỳ thứ 7 dưới sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc. Trong thời gian một tuần ngắn ngủi sau khi vào Tây Tạng, Hồ Cẩm Đào đã làm yên lòng các quan chức cao cấp Tạng Hán, và tiếp cận các nhân sĩ cao cấp dân tộc Tạng, phát biểu ý kiến về sản xuất nông nghiệp và trồng trọt, thăm sĩ quan và binh lính đồn trú tại Tây Tạng. Lời nói của ông liên quan tới chính trị, kinh tế, dân tộc, quân sự, không bỏ sót điều gì, khiến cho các bên đều có thể cảm nhận được sự quan tâm.

Được sự chi viện kịp thời của Trung ương ĐCS Trung Quốc, bằng nhiều biện pháp mềm dẻo lẫn kiên quyết, mấy tháng sau, những vụ bạo động ở Tây Tạng đã được dẹp tan. Sau đó, uy tín của Hồ Cẩm Đào ngày càng được nâng cao bằng một loạt biện pháp để tăng cường an ninh cũng như phát triển kinh tế ở khu tự trị Tây Tạng. Chỉ sau một năm "thử lửa" ở nơi phức tạp nhất của đất nước Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào đã dẹp được bạo loạn, an lòng dân, ổn định tình hình chính trị và phát triển kinh tế.

Vào ngày Đại hội lần thứ 14 Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc 18-10-1992, tập thể 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị mới được bầu đã xuất hiện trước hơn 100 phóng viên trong và ngoài nước tại Đại lễ đường nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân chỉ vào Hồ Cẩm Đào nói: "Đây là một người trẻ tuổi, chưa tới 50, Hồ Cẩm Đào năm nay mới 49 tuổi". "Chú hắc mã" Hồ Cẩm Đào được đưa ra như một người kế nhiệm lập tức thu hút sự chú ý mạnh mẽ của dư luận trong và ngoài nước. Đối với Hồ Cẩm Đào, đó quả là một sự kiện chấn động. Ông trở thành người trẻ nhất trong Bộ Chính trị Trung Quốc. Kể từ đó, đường quan lộ của Hồ Cẩm Đào mở ra thênh thang: Hiệu trưởng trường Đảng, Phó Chủ tịch nước rồi Chủ tịch nước Trung Quốc.

Điểm lại quãng đời làm chính trị, nhà lãnh đạo mới của đất nước Trung Hoa thế hệ thứ 4 rất ít xuất đầu lộ diện trên các báo. Người ta phong cho ông là "người kín tiếng thần bí". Trong và ngoài nước đua nhau dò đoán: Rốt cuộc nhân tố nào đã đưa Hồ Cẩm Đào lên vị trí sáng chói nhất trên diễn đàn chính trị Trung Quốc. Bất luận câu trả lời thế nào, nhìn vào cuộc đời chính trị của Hồ Cẩm Đào, giới phân tích cho rằng sẽ không thể có thời đại Hồ Cẩm Đào nếu giới lãnh đạo Trung Quốc đã không dám mạnh dạn giao trọng trách cho những nhân vật dù tuổi còn trẻ nhưng có tư chất.




Những người quyền lực nhất thế giới 2010

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.
Mong các bạn viết tiếng Việt có dấu.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Đại Học Toán K9 :: Giải trí và thư giãn :: News hot-
Bài Viết Mới Bài viết mớiKhông Có Bài Viết Mới Không có bài viết mớiDiễn đàn đã bị khóa Diễn đàn đã bị khóa
Đại Học Toán K9 _ Đại Học Hải Phòng
@ 2010 ĐH Hải Phòng dhtoank9.4umer.com
Hãy cùng nhau vun đắp những kỷ niệm đẹp nhất thời sinh viên
Xem tốt nhất với Firefox và màn hình > 1280x1024
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất